Liệu pháp trị bệnh tiểu đường có cả trong y học cổ truyền và tây y. Trước tiên phải nói rằng bệnh này là tập hợp một số rối loạn chuyển hóa được chia làm nhiều mức độ. Phương thức chẩn đoán rõ rang nhất là mức đường huyết cao, kéo dài. Bệnh tiểu đường thuộc nhóm khó chữa trị, cần nhiều thời gian điều tiết. Trong đông y, có những bài thuốc chữa bệnh tiểu đường khá hiệu quả có thể tham khảo :
1. Bài thuốc chữa tiểu đường từ sâm tam thất
Sâm tam thất là vị thuốc rất phổ biến và có giá trị ở Đông Á và Đông Nam Á. Nó được sử dụng rộng rãi từ rất lâu trong các phương pháp chữa bệnh đông y. Thành phẩm nhân sâm (Ginsenosides), còn được biết đến là các saponins và trterpenoids mang lại giá trị dược liệu cực cao. Ngày nay rất nhiều công trình nghiên cứu sử dụng ginsenosides áp dụng cho công thức ngăn ngừa ảnh hưởng của bệnh tiểu đường.
Các nghiên cứu về tam thất chữa trị bệnh tiểu đường
Đối với các đơn vị nghiên cứu, vườn tam thất lào cai khuyến nghị một số đầu sách để quý đơn vị tìm hiểu thêm về tác dụng của tam thất bắc với bệnh tiểu đường:
– Sâm tam thất cải thiện bệnh tiểu đường loại 1 và phục hồi các ngăn tế bào miễn dịch (Tác giả Hong Ỵ, Kim N, Lee K xuất bản 19/8/2012)
– Tổng hợp nghiên cứu tác dụng chữa bệnh tiểu đường từ nhân sâm (Wei Chen, Prabhu Balan, David G. Popovich xuất bản 9/12/2019)
Đối với người bệnh, sử dụng bột tam thất bắc làm phương án tăng cường sức khỏe vành mạch, điều chỉnh bài tiết insulin, hấp thu glucose. Ngoài ra còn tác dụng chống oxy hóa và chống viêm là những cơ chế liên quan đến tác dụng chống bệnh tiểu đường.
Cách dùng tam thất chữa bệnh tiểu đường
Sử dụng 1-2 lần bột tam thất bắc mỗi ngày. Mỗi lần khoảng 10-30gram/ 54kg trọng lượng cơ thể.
Thông tin chi tiết hơn bạn có thể liên hệ cửa hàng tam thất bắc Lào Cai 0919 666 568 chúng tôi sẽ tư vấn thêm miễn phí.
2. Gia cố thành vành mạch máu bằng lá xoài non ấn độ
Cách làm: Lá xoài non rửa sạch, xay hoặc giã nhỏ đun sôi lấy nước uống. Dùng 1 lần/ngày.
Lá cây xoài có magiferin tác dụng làm chắc vành mạch và anthxyanhdin làm giảm đường huyết (không đáng kể). Việc ngăn lượng lớn đường thẩm thấu qua vành mạch một cách không kiểm soát có tác dụng rất lớn giảm đường huyết cao.
3. Bài thuốc trị bệnh tiểu đường từ dây thìa canh
Gần giống như tam thất bắc, dây thìa canh chứa acid gymnemic. Đây là một nhóm nhỏ thuộc nhóm các saponins. Hoạt chất tạo nên từ tổ hợp acid gymnemic có tính năng thúc đẩy sinh sản tế bào beta trong tuyến tụy. Như đã nói từ đầu bài viết, tế bào beta tổng hợp và tiết insulin. Một cách ngắn gọn, insulin đầy đủ và khỏe mạnh là tiền đề để xóa bệnh tiểu đường.
Cách dùng: Dùng dây thìa canh đun nước uống hàng ngày.
4. Bài thuốc chữa trị bệnh tiểu đường với Mướp đắng
Tức là các hợp chất chống oxy hóa, tương tự như các flavonoids trong tam thất bắc, nấm lim xanh. Tác dụng bồi hoàn các tổn thương tế bào tổng hợp. Ngoài ra, khổ qua có khả năng hỗ trợ trị bệnh tiểu đường bằng cách giảm glycogenesis, kích thích quá trình chuyển hóa glucose ngoại biên. Có nghĩa là lượng glucose không được chuyển hóa thẩm thấu giảm đi đáng kể. Hiệu quả ngăn ngừa lượng đường huyết tăng cao.
Mướp đắng còn có charantin (cấu trúc gần giống insulin), tăng nhận thức của tế bào khi tiếp xúc với insulin.
Cách dùng: Ăn trực tiếp sau khi rửa sạch
Cách dùng 2: Hầm nước uống. Có thể bổ sung các loại quả nhiều vitamin C
Tham khảo thêm: Tác dụng của mướp đắng
5. Thảo mộc chữa trị tiểu đường: Mướp đắng, Hoàng Bá, Quế Chi
Bài thuốc này được chứng minh bằng thực tế, chưa được chứng minh lâm sàng. Nghĩa là các nghiên cứu trên phương diện tác dụng hữu cơ đến nay chưa được phổ biến.
Qua thực tế sử dụng, nhiều bệnh nhân đã trải nghiệm tác dụng hạ đường huyết đáng kể. Tiểu đường loại 2 đặc trưng bởi tình trạng kháng insulin. Qua quá trình giám sát kết quả bài thuốc này, các nghiên cứu nhận thấy khả năng tăng nhạy cảm với insulin xảy ra ở tế bào. Mỗi gram Quế chi trên 60kg trọng lượng cơ thể kích thích sự nhạy cảm với insulin hàng ngày.
Tác dụng của mướp đắng đã được nhắc đến bên trên (mục 4)
Hoàng Bá làm giảm quá trình chuyển hóa đường ngược chiều (sản sinh glucose). Thực tế người bệnh không nên sử dụng riêng lẻ Hoàng Bá nếu chưa có khuyến nghị của bác sĩ. Berberin trong Hoàng Bá là hoạt chất tương tự thuốc trị tiểu đường loại 2. Chi tiết sẽ được bổ sung ở bài viết sau.
6. Giảo cổ lam chữa bệnh tiểu đường
Giảo cổ lam đun nước uống đều hàng ngày. Đây là phương pháp giúp bạn kiểm soát lượng đường hàng ngày cơ thể cần mà không bị hấp thụ quá nhiều.
Khi dùng giảo cổ lam, bạn hoàn toàn có thể cai đường. Cần đi kèm với chế độ nghiêm ngặt kiểm soát lượng đường trong thức ăn.
7. Đề phòng biến chứng tiểu đường với kỷ tử.
Tiểu đường loại 2 có biến chứng mắt, gây đục thủy tinh thể. Câu Kỷ Tử ức chế giai đoạn chuyển hóa glucose thành sorbitol. Độ dược tính được đánh giá ở mức khá cao.
8. Biến chứng huyết áp – Nụ Tam Thất và Nhàu
Bệnh tiểu dường thường xuyên gây ra bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não. Nguyên nhân trung gian nằm ở mạch máu và quá trình thẩm thấu, tăng áp lực thẩm thấu trong thời gian mang bệnh.
Nụ tam thất pha trà uống hàng ngày là bài thuốc lưu truyền từ nhiều năm. Sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Cách dùng: Pha từ 3-5 nụ tam thất/150ml nước sôi (hãm trà) uống đều đặn. Hiệu quả từ các saponin tam thất giúp ổn định huyết áp, giảm áp lực vành mạch. Tác dụng bổ sung còn có an thần, ngủ ngon, chống ô xy hóa.
Nhàu có công dụng tương tự ở mức thấp hơn. Ngoài ra còn có chức năng giảm cholesterol máu, điều hòa huyết áp.
9. Rượu ngâm tỏi
Đây là bài thuốc chữa trị bệnh tiểu đường đơn giản và cũng rất phù hợp với nam giới.
– Tỏi khô
– Rượu nếp
Ngâm tỷ lệ 1kg tỏi với 3 lít rượu nếp 40-50 độ. Ngâm khoảng 3 tuần là có thể sử dụng.
Uống mỗi chén nhỏ vào sáng và tối. Ngày 2 lần.
10. Trị bệnh tiểu đường với Nấm lim xanh
Nấm lim xanh có giá thành cao, tuy nhiên dược tính mà nó mang lại là rất hữu hiệu. Flavonoids ở nấm lim xanh có mật độ cao tương đương với tam thất bắc và cao hơn nhiều loại nhân sâm khác. Như đã nhấn mạnh trong nhiều bài viết, Flavonoids là một dạng chống oxy hóa có tác dụng cao. Các hoạt chất khác như proteoglycan, polysaccharides đẩy mạnh sinh sản isulin và tăng tốc chuyển hóa glucose.
Cách dùng:
– Nấm lim xanh ngâm rượu
– Nấm lim xanh đun nước (hầm) cất uống hàng ngày. (hoặc xay bột hãm nước uống).
Tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường
Bệnh lý cơ bản về tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một chứng rối loạn trong đó cơ thể không sản xuất đủ hoặc không đáp ứng bình thường với insulin, khiến lượng đường (glucose) trong máu cao bất thường.
Phân loại bệnh tiểu đường
Tiểu đường phụ thuộc insulin:
Tế bào beta trong tuyến tụy bị mất hoặc suy giảm nặng. Vì beta tổng hợp và tiết ra insulin, thiếu đi hệ thống này dẫn đến thiếu insulin gây ra đường huyết cao kéo dài.
Tiểu đường kháng insulin:
Cơ thể không hoạt động đồng nhất với insulin, hay không phản ứng với insulin gây ra đứt gãy hệ thống. Loại này gặp ở người trưởng thành béo phì, không vận động.