Công dụng của Atiso được kiểm chứng đầu tiên tại quê hương của nó là Châu Âu. Tại đây, người ta dùng Atiso làm rau và trà từ hàng thế kỉ trước. Ở nước ta, tác dụng của Atiso được nhân rộng với y học cổ truyền. Ngày nay, chúng ta có nhiều hơn các bài thuốc hay từ Atiso.
Bài viết này mang đến cái nhìn sâu hơn về Atiso như một vị thuốc quý.
Công dụng của Atiso
Từ việc kích thích tiêu hoá đến phòng ngừa một số bệnh, Atiso ngày càng được các bác sĩ để mắt đến :
Hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa
Theo 1 nghiên cứu ở Anh trong cây atiso có một số thành phần có khả năng làm giảm một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau dạ dày nhưng không phải do tổn thương ruột gây ra. Do đó, việc thường xuyên sử dụng Atiso giúp làm giảm các rối loạn ở người mắc hội chứng ruột kích thích.
Dùng trà thảo dược Atiso rất tốt cho người cao tuổi là thế !
Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Chất chống oxy hóa như rutin, quercetin và gallic acid có trong atiso giúp ngăn ngừa và phòng bệnh ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ. Hơn nữa, các nhà khoa học còn chỉ ra rằng các chất này làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư. Theo một nghiên cứu đến từ đại học Illinois ghi nhận việc sử dụng atiso có tác dụng trong việc điều trị ung thư tuyến tụy. Đặc biệt là 2 hoạt chất apigenin và luteolin có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư từ ung thư tuyến tụy.
Công dụng của Atiso trong giải độc cơ thể
Atiso là thảo dược chứa rất nhiều thành phần tốt cho gan, “detox” cho gan và cho cơ thể. Hoạt chất cynarin và silymarin trong atiso có tác dụng tăng cường chức năng gan, hỗ trợ giải độc gan và giúp chúng hoạt động tốt hơn.
Tham khảo thêm: 15 đồ uống giải độc hay
Làm đẹp cho chị em phụ nữ
Bên cạnh việc sử dụng các dạng mỹ phẩm để làm đẹp, ngăn ngừa quá trình lão hóa thì những nguyên liệu từ thiên nhiên cũng được các chị em rất ưa chuộng. Và một trong những nguyên liệu mà chị em không thể bỏ qua chính là atiso. Chất chống oxy hóa trong thảo dược này giúp ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do – nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình lão hóa. Hơn nữa, atiso còn có tác dụng cải thiện làn da mụn, giúp da mềm mịn hơn giảm độ khô ráp đến 20% và tăng độ đàn hồi cho da đến 12%.
Tốt cho tim mạch
Theo kết quả của 1 nghiên cứu tại Ý, atiso có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, giảm chỉ số chất béo xấu nên có khả năng phòng các bệnh về tim mạch. Hơn nữa, atiso cũng tăng cường sức khỏe tim mạch thông qua việc giảm lipid và đường huyết.
Công dụng của Atiso Hỗ trợ bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Do đó, việc sử dụng những thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh là rất cần thiết. Và một trong những thảo dược mà người bệnh tiểu đường không thể bỏ qua chính là atiso. Atiso có tác dụng làm tăng độ nhạy với insulin, kích thích sản xuất insulin nên được sử dụng rất tốt để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Công dụng của Atiso để Giảm cân
Đây là tác dụng được khá nhiều người áp dụng bởi atiso được chế biến thành rất nhiều dạng khác nhau như trà atiso hay dùng làm thực phẩm trong các món ăn. Do có chứa hàm lượng chất xơ cao nên atiso ngăn cản sự hấp thu chất béo hay tinh bột vào cơ thể làm giảm cảm giác thèm ăn – nguyên nhân chủ yếu gây thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, atiso còn chứa nhiều vitamin có lợi cho cơ thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa.
Tham khảo thêm: 15 thảo dược giúp giảm cân hiệu quả
Cách dùng Atiso trong y học, chữa bệnh
Từ lâu, atiso được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc để bạn đọc có thể tham khảo:
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Chuẩn bị: hoa atiso 50 gam + ý dĩ 50 gam + lá lách lợn 150 gam + gia vị thông thường. Các nguyên liệu được rửa sạch, chia từng miếng nhỏ vừa ăn, thêm gia vị để ướp. Nguyên liệu vừa chuẩn bị được cho vào nồi cách thủy đến khi chín. Nên sử dụng ngày 1 lần, dùng liên tiếp trong khoảng 10 ngày và nghỉ 5 ngày. Lặp lại chu kỳ như vậy đến khi bệnh được cải thiện.
Bài thuốc giảm nồng độ cholesterol trong máu
Chuẩn bị: hoa atiso 50 gam + khoai tây 100 gam + cà rốt 50 gam + sườn lợn 150 gam + gia vị thông thường. Các nguyên liệu được sơ chế, cho vào nồi và ướp cùng gia vị cho đều. Ninh nhừ các nguyên liệu, tiếp đó nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị.
Để phát huy tốt nhất công dụng của Atiso trong trường hợp này bạn nên dùng bài thuốc đều đặn. Chúng đơn giản là món ăn tốt có thể dùng 2 -3 lần/ tuần.
Bài thuốc thanh nhiệt giải độc, bảo vệ gan
Chuẩn bị: hoa atiso 50 gam + gan lợn 100 gam + gia vị vừa đủ. Món canh atiso gan lợn được chế biến tương tự như các món canh khác. Atiso được thái nhỏ, giã nhuyễn để lọc lấy phần nước. Sau khi xào chín gan thì cho phần nước cốt vào nấu cùng gan. Đun khoảng 15 phút. Bạn nên sử dụng 1 – 2 lần / ngày và dùng liên tục trong 5 – 10 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất giúp thanh lọc cơ thể.
Những ai không nên dùng Atiso
Mặc dù công dụng của atiso với sức khỏe là rất nhiều nhưng không phải đối tượng nào sử dụng atiso cũng tốt.
Sau đây là một số đối tượng không nên dùng thảo dược này: Người bị viêm loét da dạ, tá tràng. Người thường xuyên bị lạnh bụng do atiso có tính mát. Người chán ăn, mệt mỏi khi sử dụng atiso cũng nên cẩn thận hơn. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về atiso – vị thảo dược quý trong dân gian. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn có thể chăm sóc bản thân và gia đình tốt nhất.
Vị dược liệu Atiso
1. Tính vị Theo y học cổ truyền, atiso có tính mát, vị đắng.
2. Quy kinh Atiso quy vào 2 kinh là kinh can và kinh đại trường.
3. Chủ trị Tiêu viêm, thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng và bảo vệ gan.
4. Độc tính Tuy là thảo dược tự nhiên nhưng không nên lạm dụng. Các tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng quá liều bao gồm bụng đầy chướng Suy thận Chán ăn, mệt mỏi
Liều lượng sử dụng
Mỗi loại thảo dược đều được sử dụng ở liều lượng riêng để phát huy công dụng tốt nhất. Atiso cũng không ngoại lệ. Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 1 – 3 cốc trà atiso (xấp xỉ khoảng 1 lít nước) mà không nên dùng quá liều vì có thể sẽ khiến gan làm việc quá mức gây suy gan. Dùng từ 10 – 20 gam đối với atiso tươi. Dùng từ 5 – 10 gam đối với atiso khô. Còn đối với dạng trà túi lọc: dùng 1 – 2 túi lọc / lần và 1 ngày dùng 2 lần.
Thời điểm sử dụng
Nên sử dụng atiso vào buổi sáng sớm và buổi trưa sau khi ngủ dậy sẽ giúp cơ thể thải thải độc, giúp bạn tỉnh táo hơn đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa. Tránh sử dụng sau 4 giờ chiều bởi dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm. Kiên trì sử dụng atiso trong một thời gian dài có thể cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng cường chức năng gan khi chúng đang có dấu hiệu bị suy giảm chức năng.
Phân loại Atiso
Đa phần mọi người đều nhầm lẫn giữa cây atiso và cây atiso đỏ, hay trong dân gian còn lưu truyền với cái tên là bụp giấm.
Atiso xanh
Dược liệu này có tên khoa học là Cynara Scolymus, thuộc họ Cúc. Ở Việt Nam, chúng được trồng ở Sapa và Đà Lạt. Đây cũng là loại cây Atiso có ở nước ta. Loại này phù hợp với điều kiện vùng cao. Atiso xanh dùng làm thực phẩm rất tốt.
Atiso đỏ
Hibiscus Sabdariffa chính là tên khoa học của loại atiso này. Atiso đỏ thường mọc hoang dại ở vùng Tây Nam Bộ. Hoa có màu đỏ. Nhiều nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng giữa atiso đỏ và atiso xanh không có sự liên hệ gì với nhau.
Hình ảnh cây atiso: Cây thân thảo, cao khoảng 1 – 2 mét, hơi thấp. Lá atiso mọc so le, có phiến lá khía sâu giống hình răng cưa và có gai. Mặt trên của lá có màu lục hoặc màu nâu trong khi đó mặt dưới có màu xám trắng.
Bộ phận dùng
Atiso là loại cây rất đặc biệt. Thân, lá, rễ và hoa atiso đều có thể sử dụng. Đặc biệt, cụm hoa và lá của cây đang chuẩn bị ra hoa được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên, trong phạm vi bài chia sẻ này sẽ giới thiệu đến với bạn đọc hoa atiso .
Thu hái và bảo quản
Thông thường, vụ thu hoạch hoa atiso kéo dài từ tháng 12 đến tháng 12. Sau khi thu hoạch, đem rửa sạch và mang đi sấy hay phơi khô. Bên cạnh đó, hoa atiso có thể ăn trực tiếp. Sau khi sơ chế hoa sẽ được bảo quản ở nơi thoáng mát, độ ẩm dưới 12% và không có nắng trực tiếp.